Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Tìm lại mâm cỗ Tết miền Bắc đúng chuẩn

Mâm cỗ miền Bắc (điển hình là Hà Nội) dù ít hay nhiều nhưng vẫn đặt lên hàng đầu sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong việc chọn lựa nguyên vật liệu, cách thức chế biến, trình bày, cúng kiến cũng như là thưởng thức. Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát.

Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới.



Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh.



Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng.

Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.

mâm cỗ đúng chuẩn - st : khonggiandep.pro


Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư thả ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.

Tết miền Bắc là vậy đấy. Người ta quan niệm rằng mâm cỗ càng cầu kỳ thì càng thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên ông bà. Hiện nay, cái mâm cỗ Tết truyền thống đang bị mai một dần bởi lối sống vội vã, xô bồ, con người mải bị cuốn theo cuộc sống mà không có đủ thời gian sức lực cho việc chuẩn bị. Nhưng dẫu sao, với những gì còn sót lại thì chắc chắc rằng Tết luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong lòng mỗi người.

Theo afamily

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Bí ẩn mộ Quan Công và những điều chưa kể

Mộ Quan Vũ chính là bí ẩn mà mọi người đã cất công tìm kiếm bấy lâu nay nhưng chưa thành. Quan nhị gia lừng danh thiên hạ với thanh long đao và ngựa xích thố chinh chiến ngang dọc, bỗng một ngày người ta tìm thấy mộ phần ông và xác một phụ nữ chôn theo bên cạnh thì sẽ ra sao ?

Cái chết của Quan Vũ và phát hiện bất ngờ từ giới khảo cổ


Trong Tam quốc diễn nghĩa, sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Nhưng vùng đất chiến lược Kinh Châu thì dần dần thất thủ. Quan Vũ lãnh trách nhiệm trấn thủ Kinh Châu vì một phút chủ quan mà để tuột mất cơ đồ và gặp họa sát thân.

Trước khi mất Kinh Châu, Quan Vân Trường đã lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi dòng Tương Giang làm tràn ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hãm Phàn Thành.



Năm Kỷ Hợi 219, nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng việc phòng thủ ở mạn nam, Lã Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Ông và con trai là Quan Bình bị bắt. Quan Vũ quyết không đầu hàng, không hoà nghị, cuối cùng cả hai cha con đều bị sát hại.

Nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau, trong buổi đại tiệc mừng công của Đông Ngô nhân chiếm được Kinh Châu, “hồn” của Quan Vũ nhập vào xác Lã Mông, tự xưng mình là “Hán Thọ Đình hầu Quan Vân Trường”, chửi mắng Tôn Quyền một hồi rồi vật chết Lã Mông tại chỗ. Điều này đã làm Quyền kinh sợ, van lạy, và đi gửi thủ cấp Vân Trường cho Tào Tháo, nhằm chĩa mũi nhọn việc trả thù nghĩa đệ của Lưu Bị sang Tào Nguỵ.

Tào Tháo nhìn vào hộp đựng thủ cấp của Quan Công mà cười đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng  nhiên, đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên. Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân gằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ theo nghi thức một vương hầu.

Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ “lăng” một cách kính cẩn như mộ của các đế vương. Vì vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây“.

Khu chôn đầu Quan Vũ ở Lạc Dương được gọi là Vũ Lâm, rộng hơn 130ha, nằm cách thành phố Lạc Dương 7km về phía Nam.

Hy sinh trong thời loạn thế, 2 ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ, nhưng đến thời Tùy – Đường, các hoàng đế liền tu sửa lại lăng mộ. Nơi an nghỉ của Quan Công dần dần trở nên bề thế. Tới thời nhà Minh, 2 ngôi mộ an táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đã trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ. Điều bất ngờ là cách đây ít năm, khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật 2 ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.



Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến hành đám cưới “phối âm hôn”, chôn 2 người phụ nữ cùng Quan Vũ vì sợ ông bị cô quạnh nơi hoàng tuyền. Câu hỏi đặt ra là vì sao cả Tôn Quyền và Tào Tháo đều bỗng dưng có chung cùng một ý tưởng, đó là ‘phối âm hôn’ cho Quan Vũ sau khi ông chết? Điều ‘tình cờ’ đến mức kỳ lạ này liệu chỉ đơn giản là cho ông bớt cô quạnh nơi hoàng tuyền hay còn uẩn khúc gì nữa?

Chuyển sinh của Hạng Vũ và mối liên hệ với người đẹp dưới mồ.

Truyền thuyết cho rằng, Quan Vân Trường vốn là rồng đỏ (Xích Long Tinh) ở thiên cung. Thời đó, có một nhóm người đắc tội với trời nên bị Ngọc Hoàng giáng phạt hạn hán kéo dài để họ phải chịu nạn đói. Xích Long biết điều ấy. Khi dân chúng cầu cứu, ngài thương xót, không nỡ ngoảnh mặt quay lưng nên đã tự ý làm mưa, trái với ý trời. Ngọc Hoàng sai binh tướng đi tiêu diệt Xích Long. Ngài chạy trốn đến một ngôi chùa. Vị trụ trì lấy cái chuông úp lại, dặn các đệ tử trong chừng ấy ngày không được mở ra.

Nhưng các đệ tử không nén được tính tò mò, mở ra xem có con gì ở trong, khiến Xích Long phải chịu nạn đầu thai xuống trần, trở thành Hạng Vũ. Sở Bá vương Hạng Vũ là một vị tướng lừng lẫy từng góp phần lật đổ nhà Tần, rồi tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ Lưu Bang. Cuối cùng số trời đã định, ông không thể chống lại và đã tự sát bên bờ sô Ô Giang sau trận Cai Hạ.

Theo một tích truyện cổ xưa còn lưu lại, Lưu Bang sau khi diệt Hạng Vũ để giành lấy cả giang sơn, lên ngôi hoàng đế, đã giết hại các công thần như Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt. Những điều thất đức ấy kết thành án oan ở dưới âm phủ, nhưng qua mấy đời không vị Diêm vương nào xử được. Có anh học trò nghèo họ Tư Mã trên dương thế khi làm bài thi có cạnh khóe đến chuyện này, bảo là thần minh bất công. Các vị Diêm vương cho là phạm thượng, bắt anh ta xuống âm phủ hỏi tội. Anh chàng không hề sợ hãi, bảo nếu cho ngồi vào ghế Diêm vương thì sẽ xử án ấy ngon lành.

Thập điện Diêm vương đồng ý. Thế là anh học trò xử những linh hồn oan gia trái chủ phải đầu thai trở lại để trả nợ kiếp trước: Bành Việt đầu thai làm Lưu Bị, Anh Bố làm Tôn Quyền, Hàn Tín làm Tào Tháo, Hạng Vũ đầu thai thành Quan Vân Trường. Vậy nếu Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ chuyển sinh, thì chúng ta có thể đoán ra được rằng cô gái có thể “nằm cạnh” Quan Vũ kia rất có thể là “kiếp sau” nàng Ngu Cơ của Sở bá vương Hạng Vũ năm xưa.

Sự giống nhau đến mức khó tin của hai người đẹp thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc

Ngu Cơ thường xuyên đi cùng Hạng Vũ tướng mạo tuyệt vời lại thạo cung kiếm ra chiến trận, sát cánh cùng Sở Bá vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Nàng sở hữu nét đẹp trong sáng như tiên nữ giáng phàm, đôi mắt hồ thu, cái nhìn mơ màng xa xăm, giọng nói nhẹ như gió, cử chỉ uyển chuyển tựa mây đã choán hết trái tim trượng phu.


Hạng Vũ biệt Ngu Cơ - ảnh : công ty thiết kế biet thu co dien phap

Còn trong thời Tam Quốc cũng có một mỹ nhân được miêu tả là có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, khiến bao anh hùng xiêu lòng. Đó không ai khác chính là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa – Điêu Thuyền. Sắc đẹp của nàng được ví là ‘bế nguyệt’ (tức là khiến ánh trăng cũng phải thẹn thùng).

Không chỉ có vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn, khuynh đảo thiên hạ, mà cả 2 nàng còn có chung những tài năng hiếm có.

Đoạn tiễn biệt giữa Hạng Vũ và Ngu Cơ trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được Sử ký của Tư Mã Thiên nhắc tới. Tây Sở Bá vương Hạng Vũ và Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn đã giảng hoà ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng vương khiến Hạng vương phải chạy vào thành Cai Hạ.

Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát vang bài ca nước Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?” Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”. Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:

Quân Hán lấy hết đất,

Khúc Sở vang bốn bề.

Trượng phu chí lớn cạn,

Tiện thiếp sống làm chi.

Rồi Ngu Cơ lấy gươm tự vẫn để tránh làm vướng bận Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn. Sau đó Hạng Vũ chọn 28 kỵ binh trung thành, liều chết phá vòng vây của quân Hán vượt ra ngoài. Chạy đến sông Ô Giang thì cùng đường. Tự thấy không còn mặt mũi nào qua sông về Giang Đông tái dựng cơ đồ, đành tự vẫn.

Còn nàng Điêu Thuyền trong ngày ‘ra mắt’ Đổng Trác, cũng đã vừa ca hát, vừa nhảy múa những vũ điệu trông thật khả ái, lay động lòng người, chinh phục trái tim của Trác chỉ trong một điệu múa. Tài năng thi ca, vẻ đẹp mê hoặc lòng người, hay đều mang kiếp hồng nhan mà bạc mệnh đó chính là sự giống nhau đến khó tin của hai mỹ nhân này. Chỉ có điều, Ngu Cơ được danh chính ngôn thuận là vợ của Hạng Vũ, còn Điêu Thuyền sau khi hoàn thành sứ mệnh phá liên minh Đổng Trác – Lã Bố xong thì bặt vô âm tín, không ai còn biết được nàng đã đi đâu, về đâu.

Có lẽ Tào Tháo (chuyển sinh của Hàn Tín), Tôn Quyền (chuyển sinh của Anh Bố), và thậm chí ngay cả ‘anh bán giày cỏ’ Lưu bị (chuyển sinh của Bành Việt) đều đã biết rõ như in về thân thế của Quan Vân Trường chính là Hạng Vũ năm xưa còn nàng Ngu Cơ xinh đẹp thuở ấy lại chính là Điêu Thuyền. Sau khi Quan Công chết đi, họ mới quyết định an táng ông cùng với một cô gái khác (đã được làm lễ thay tên đổi họ thành ‘Điêu Thuyền’, như một hình nhân thế mạng) để ông có thể ngậm cười nơi chín suối, kết nối duyên âm xưa kia, và vì thế không còn quay trở lại để tìm giết họ nữa! Nàng Điêu Thuyền lại là một Ngu Cơ, câu chuyện này quả thật là khó tin lắm thay nhưng cũng đẹp lắm thay.

Xoay quanh mối quan hệ giữa Quan Vân Trường và Điêu Thuyền cũng có rất nhiều giả thuyết khác được giới nghiên cứu lịch sử hay những người ham mê truyện “Tam Quốc” đưa ra. Có người cho rằng, sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo đã cướp được mỹ nhân Điêu Thuyền. Tào Tháo cho Điêu Thuyền tì nữ hầu hạ trong phủ. Ông muốn dùng Điêu Thuyền một lần nữa thi triển “mỹ nhân kế” để ràng buộc Quan Vũ ở dưới trướng của mình.

Tuy nhiên, Quan Vũ vốn là người “trọng nghĩa khinh sắc”, lẽ nào chỉ vì một người con gái mà bị lung lạc tinh thần? Khi Tào Tháo dâng Điêu Thuyền cùng các mỹ nữ khác cho Quan Vũ, ông chỉ vuốt râu, lạnh lùng xua tay ra hiệu cho lui mà không hề mảy may động tâm. Điêu Thuyền trông cử chỉ thì biết Quan Vũ sẽ không dung mình nên về phòng riêng tự vẫn.

Ngoài ra còn có giả thuyết cho biết, sau khi tạm về dưới trướng Tào Tháo, Quan Vũ đã được “thưởng” cho rất nhiều lễ vật hậu bao gồm: ngựa Xích Thố, ấn phong hầu và cả mỹ nữ Điêu Thuyền. Tuy nhiên, vì sợ vẻ đẹp của Điêu Thuyền làm loạn lòng binh sĩ, lại gây đại họa cho thiên hạ, Quan Vũ đã đành lòng xuống tay chém nàng dưới ánh trăng.

Như vậy, ở giả thuyết nào thì mối quan hệ giữa Quan Vũ và Điêu Thuyền đều phức tạp hơn những gì lâu nay người ta vẫn thường hình dung. Anh hùng và mỹ nhân xưa nay đều có những mối duyên phi thường như vậy. Và phải chăng đó chính là sự an bài của lịch sử, để con người thời hiện đại có thêm những giai thoại đẹp, những thần tích, những bài học nghìn năm còn nguyên giá trị.


Theo daikynguyen


Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Rồng phong thủy, chọn sao cho đúng ?

Long ( Rồng ) là một hình tượng cao quý của Trung Quốc và một số nước Á Đông , đặt nó ở đâu thì nơi đó mang hàm ý chứa đựng điều vạn phúc, nó cũng là đứng đầu trong tứ linh của Trung Quốc .

Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm ( Chín đứa con ) , các phẩm không giống nhau phân biệt như sau : Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc ; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát ; ba là Triều Phong thích nguy hiểm ; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng ; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi ; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật ; bảy là Thao Thiết thích ăn ; tám là Kim Nghê thích khói lửa ; chín là Bồ Lao thích la hét .

Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng , ngoại hình của nó giống con rùa , đầu thì giống rồng.

Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy . Trong truyền thuyết cổ của Hồng Kông cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng , ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa , nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia , nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn .



Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc , đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn . Phong Thủy Học có nói : “Yếu khoái phát , đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát” . Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt , Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải hiềm khích, còn đem lại tình duyên nữa .

Thế nào gọi là vị trí Tam Sát ???

Trong phong thủy lấy hướng phạm tam sát là đại kỵ.

Câu quyết đã nói :

Dần, Ngọ, Tuất : Sát Bắc.
Thân, Tý, Thìn : Sát Nam.
Hợi, Mẹo, Mùi : Sát Tây.
Tỵ, Dậu, Sửu : Sát Đông.

Ví dụ: Năm nay là năm DẦN, theo câu quyết : Dần, Ngọ, Tuất : Sát Bắc. Có nghĩa là nhà ta ở hướng Bắc là phạm phải tam sát.
Nếu gặp phải tam sát, người nhà mắc nhiều bệnh, gặp hạn. Phương pháp hóa giải là đặt 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu. Đầu Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu hướng ra ngoài cửa, muốn ngăn ngừa tam sát, ta phải xếp liền 3 con Kỳ lân hoặc 3 con Sư tử, hoặc 3 con Tỳ Hưu cùng một chỗ.

Nếu không có điều kiện sử dụng các vật phẩm phong thủy như trên thì ta sử dụng đến vật phẩm phong thủy Long Quy. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu .

Về chất liệu của Kỳ lân hoặc Sư tử, hoặc Tỳ Hưu, hoặc Long Quy: Thì bằng đá, ngọc, gốm, sứ hay kim loại đều sử dụng được.
Long Quy có thể chiêu tài hóa sát , thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ , cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ .

Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch . Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh . Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý , ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng . Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành . Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ.

Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ ( Bên ngoài cửa sổ có sông , ngòi , biển là tốt nhất ) , đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách . Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “ Tử Khí ( Khí Lành) đến từ phương Đông” .

Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ ( bày ngay trên bàn làm việc của mình ) . Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động ( Động thạch anh tím ) để khí tím đến nhập vào huyệt động . Trước mặt Long Quy nên bày một quả cầu thạch anh màu trắng hoặc quả cầu thủy tinh trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy . Để tăng cường uy lực cho Long Quy.

Theo blogphongthuy